Những nhân viên nói trên đã khởi kiện Apple đòi bồi thường cho thời gian họ bị kiểm tra túi vì mục đích an ninh. Vụ kiện tập thể được đệ trình vào năm 2013 thay mặt cho 14.683 nhân viên tại 52 cửa hàng Apple ở California cáo buộc rằng công ty đã vi phạm luật tiểu bang khi không trả tiền cho nhân viên trong thời gian lục túi của họ.
Đổi lại, Apple nói rằng việc kiểm tra túi của nhân viên do chính sách bán lẻ của công ty là cần thiết để đảm bảo rằng họ không ăn cắp các thiết bị điện tử. Sau các xung đột, công ty đã ngừng hoạt động này.
“Tòa án nhận thấy rằng thỏa thuận bồi thường bằng khoản tiền này được cho là công bằng, hợp lý và đầy đủ khi cân bằng với các rủi ro kiện tụng tiếp theo liên quan đến các vấn đề thiệt hại”, Alsup viết trong phán xét.
Vào năm 2015, một thẩm phán đã cho phép Apple bác bỏ đơn kiện tập thể. Tuy nhiên, các nhân viên đã kháng cáo quyết định của thẩm phán này, và vào năm 2020, Tòa án Cấp cao California đã ra phán quyết rằng Apple phải bồi thường cho nhân viên về thời gian họ đã bị kiểm tra túi xách. Khoản tiền bồi thường cho nhân viên cửa hàng là 30,5 triệu USD, số tiền lớn nhất phải trả trong một vụ kiện tương tự trong lịch sử của bang.
Mới đây, Apple đang dọa sa thải một nhân viên đã đăng video lên TikTok với các mẹo bảo mật iPhone cơ bản. Theo Paris Campbell, cô được cho là đã vi phạm chính sách của công ty bằng cách tự nhận mình là nhân viên Apple và đăng lên các chủ đề liên quan đến Apple.
Chính sách truyền thông xã hội của Apple cảnh báo nhân viên không đăng về khách hàng, đồng nghiệp hoặc thông tin bí mật. Nhưng Apple không cấm hoàn toàn nhân viên đăng về công nghệ này.
Campbell, một bà mẹ đơn thân sống ở New York, đã làm việc tại Apple trong 6 năm. Cô hiện đang làm kỹ thuật viên sửa chữa tại một cửa hàng bán lẻ của Apple. Tuần trước, cô đã trả lời một cô gái bị mất iPhone tại Coachella và sau đó nhận được tin nhắn văn bản đe dọa nói rằng thông tin cá nhân của cô ấy sẽ bị bán trên thị trường chợ đen nếu cô ấy không hủy liên kết iPhone khỏi Apple ID của mình.