Những tiến bộ trong công nghệ, cải tiến trong thiết kế và hiệu suất đã góp phần vào sự phổ biến ngày càng tăng của smartphone gập. TrendForce tính đến việc cung cấp hai loại thiết bị có thể gập lại. Đầu tiên là dạng vỏ sò gập lại theo chiều dọc rất thuận tiện để mang theo trong túi hoặc túi xách nhỏ của người sử dụng. Trong khi đó, loại thứ hai là smartphone gập theo chiều ngang, khi mở ra có thể trở thành một lựa chọn thay thế cho máy tính bảng nhỏ.
Ngoài ra, trong thiết kế smartphone gập, người dùng cũng nhận được hai thể loại gập là gập vào trong và gập ra ngoài. Trong trường hợp đầu tiên, nó cần phải có một màn hình phụ bên ngoài. Còn với trường hợp thứ hai, nó có nguy cơ làm hỏng màn hình dẻo.
Hiện tại, kích thước màn hình dẻo của smartphone gập dọc thay đổi theo kích thước từ 6,5 inch đến 7 inch. Đối với các thiết bị gập theo chiều ngang, con số này là 7,5-8 inch. Tốc độ làm mới của chúng đạt 120 Hz.
“Khi công nghệ và vật liệu phát triển, tỷ lệ thâm nhập của smartphone gập với màn hình OLED sẽ đạt 1,1% vào năm 2022. Trong khi các thương hiệu điện thoại di động liên tiếp tung ra các thiết bị gập hàng đầu mới, tỷ lệ thâm nhập sẽ vượt quá 2,5% sau năm 2024 nhờ các thông số kỹ thuật được cải tiến và giá cả ngày càng cạnh tranh. Ngoài ra, chúng còn có cơ hội mang lại luồng gió mới cho thị trường đang chìm trong tâm lý tiêu dùng chậm chạp, với lạm phát là yếu tố trên hết”, TrendForce chia sẻ.
Ngoài ra, theo dự báo của TrendForce, vào cuối năm nay, tỷ lệ sử dụng smartphone gập với màn hình dẻo sẽ đạt khoảng 1,1%. Sau năm 2024, giá trị sẽ vượt quá 2,5%. Hiện tại, nhà cung cấp tấm nền OLED dẻo hàng đầu cho smartphone là Samsung Display.