Theo Hackernews, trong vụ hack tài khoản ChatGPT lần này, các hacker đã sử dụng phần mềm Raccoon để đánh cắp thông tin của 78.348 tài khoản. Chúng tiếp tục dùng phần mềm Vidar để đánh cắp thông tin của 12.984 tài khoản và phần mềm RedLine để đánh cắp thông tin của 6.773 tài khoản. Mục đích chính của hành động này là lấy mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng và các thông tin người dùng khác từ trình duyệt web và đặc biệt là các tiện ích mở rộng hỗ trợ ví điện tử.
Tuy nhiên, theo thông tin từ công ty an ninh mạng Group-IB tại Singapore, vào tháng 5 vừa qua, đã có khoảng 26.802 tài khoản ChatGPT bị tấn công bởi các hành vi gây rối. Trong số đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm tỷ lệ khoảng 40.5%.
Theo đó, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia bị đánh cắp thông tin với 4.711 tài khoản, sau là Ấn Độ với 12.632 tài khoản bị hack, đứng đầu danh sách. Mỹ cũng không ngoại lệ khi đứng thứ 6 với tổng số 2.995 tài khoản bị hack.
ChatGPT là một trợ lý ảo được phát triển từ mô hình GPT-3.5 của OpenAI, nhằm hỗ trợ người dùng trong việc trả lời các câu hỏi thông qua cuộc trò chuyện. Theo các chuyên gia, việc sử dụng ChatGPT trong quá trình vận hành của các doanh nghiệp và các tiện ích chatbot để phân tích dữ liệu sẽ tạo điều kiện cho các “cao thủ” lấy cắp thông tin bảo mật của người dùng. Do đó, sự xuất hiện của ChatGPT có thể mang lại nhiều mối nguy cho các doanh nghiệp và người dùng.
Theo Group-IB, người dùng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu và sử dụng xác thực hai yếu tố khi đăng nhập vào tài khoản ChatGPT. Điều này bao gồm việc sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập trước, sau đó sử dụng mã 2FA để giảm thiểu nguy cơ bị hack tài khoản ChatGPT.