Báo cáo từ Axios cho biết YouTube đã gỡ bỏ 30.000 video chia sẻ thông tin sai lệch về vắc xin Covid-19 trong thời gian 6 tháng kể từ khi công ty cập nhật chính sách của mình.
Theo Engadget, chính sách của Facebook được đưa ra lần đầu tiên cách đây 6 tháng nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến thông tin sai lệch về vắc xin Covid-19. Được biết trước tháng 10.2020, YouTube có các chính sách thông tin sai lệch về Covid-19 nhưng mang nội dung chung hơn thay vì đề cập cụ thể đối với vắc xin.
Cũng theo báo cáo từ Axios, trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm ngoái đến nay, YouTube đã gỡ bỏ hơn 800.000 video vì phát tán thông tin sai lệch về Covid-19.
Khi sự sẵn có của vắc xin tăng lên, vấn đề về thông tin sai lệch đối với vắc xin đã trở thành khẩn cấp hơn cho các nền tảng truyền thông xã hội. Facebook và Twitter cũng đã mở rộng các chính sách của họ để chống lại thông tin sai lệch về vắc xin trong những tháng gần đây. Nhưng không giống như với Facebook, các chính sách của YouTube chỉ giải quyết một số khiếu nại cụ thể về vắc xin Covid-19 mâu thuẫn với hướng dẫn chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan chức năng khác.