Chính phủ mới đây đã kêu gọi Apple tăng mức đầu tư vào quốc gia này, vượt con số 100 triệu USD mà công ty Mỹ vừa cam kết. Động thái này diễn ra ngay sau khi Apple tuyên bố khoản đầu tư nhằm dỡ bỏ lệnh cấm bán dòng iPhone 16 tại Indonesia.
Indonesia hiện đang áp dụng luật nội địa hóa, yêu cầu các thiết bị như điện thoại thông minh phải có ít nhất 40% linh kiện được sản xuất trong nước. Dù có các phương thức thay thế như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chính phủ Indonesia vẫn nhấn mạnh rằng khoản đầu tư trước đây của Apple trước đây chỉ đạt 95 triệu USD, chưa đạt mức cam kết 109,6 triệu USD. Điều này đã dẫn đến lệnh cấm bán iPhone 16 kể từ ngày 28/10/2024.
Để đáp ứng quy định, Apple đã tuyên bố rằng khoản đầu tư lên 100 triệu USD vào ngày 19/11, nhằm thiếp lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng như các học viên đào tạo tại Bali và Jakarta. Tuy nhiên, phía Indonesia vẫn mong muốn cam kết lớn hơn từ phía Apple.
Các cuộc đàm phán giữa Apple và Indonesia bắt đầu từ tháng 10/2024, khi Bộ Công nghiệp Indonesia cảnh báo Apple có thể đối mặt với lệnh cấm nếu không đáp ứng yêu cầu nội địa hóa. Ngay sau đó, các thiết bị iPhone 16 bị ngừng bán tại thị trường này. Theo người phát ngôn Febri Hendri Antoni Arif, chính phủ muốn mức đầu tư lớn hơn để thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo điều kiện hấp thụ lao động.
Indonesia có tiềm năng lớn trong việc trở thành đối tác sản xuất của Apple. Trong chuyến thăm quốc gia này vào tháng 4/2024, CEO Tim Cook đã gặp Tổng thống Joko Widodo và thảo luận về khả năng đầu tư sâu rộng hơn. “Khả năng đầu tư tại Indonesia là vô tận,” Cook tuyên bố, mở ra hy vọng cho một mối quan hệ hợp tác dài hạn.
Ngoài trung tâm nghiên cứu và phát triển, Indonesia mong muốn Apple sử dụng linh kiện từ các nhà cung cấp địa phương để thúc đẩy ngành sản xuất trong nước. Mặc dù Indonesia chưa sản xuất được chất bán dẫn, chính phủ khẳng định sẽ hỗ trợ Apple tìm nguồn linh kiện nội địa.
Với sức ép ngày càng gia tăng từ Chính phủ, Apple đang đối mặt với một thách thức lớn trong việc duy trì sự hiện diện trên thị trường này. Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán thành công, đây có thể là bước đệm quan trọng cho Apple trong việc mở rộng hệ sinh thái sản xuất và củng cố quan hệ đối tác tại Đông Nam Á.