Động thái của Mỹ diễn ra sau khi Quốc hội nước này thông qua Đạo luật Chip nhằm cấm đầu tư vào chất bán dẫn công nghệ cao và mở rộng các nhà máy ở Trung Quốc.
Năm ngoái, nhà máy bán dẫn lớn nhất Trung Quốc SMIC đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các sản phẩm 14nm để phục vụ nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong khi đó, ngành công nghiệp smartphone hầu hết sử dụng quy trình chip hiện đại hơn.
Việc Mỹ thắt chặt các biện pháp kiềm chế ngành bán dẫn Trung Quốc đang gây áp lực lên các công ty Hàn Quốc. Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào Hàn Quốc về chất bán dẫn dùng để sản xuất thành phẩm. Điều đó cũng một phần đáng kể doanh thu các công ty bán dẫn Hàn Quốc bắt nguồn từ Trung Quốc.
Trong quý 1/2022, Samsung Electronics ghi nhận mức doanh số bán hàng chiếm đến 26,1% tại Trung Quốc. Họ có nhà máy sản xuất chip nhớ flash NAND ở Tây An. Trong khi đó, SK Hynix vận hành nhà máy sản xuất chip DRAM ở thành phố Vô Tích, Trung Quốc. Nhà máy Tây An chiếm khoảng 40% tổng sản lượng bộ nhớ NAND của Samsung Electronics, còn nhà máy ở Vô Tích là cơ sở chính, chiếm một nửa tổng sản lượng DRAM của SK Hynix.
Nguồn tin nói rằng mức độ hạn chế hiện tại của Mỹ đối với Trung Quốc không có tác động đáng kể đến các công ty Hàn Quốc, nhưng nếu phạm vi kiểm soát của Mỹ được mở rộng hơn nữa, điều đó có thể khiến họ gặp khó khăn trong việc duy trì dây chuyền sản xuất và đưa ra các quy trình kỹ thuật mới tại đây.