Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết sản lượng điện tái tạo sẽ tăng lên hơn 440 GW vào năm nay. Đây là con số kỷ lục trước bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Trong đó, năng lượng mặt trời chiếm 2/3 trên tổng số năng lượng sạch của năm 2023.
Theo đó, Việt Nam cũng đang chuyển sang khởi động các dự án điện mặt trời đã bị đình trệ trong nhiều năm, Đây là nỗ lực mới nhất nhằm giảm bớt tình trạng thiếu năng lượng vào mùa hè này, cũng như đối sách cho khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Gấp rút đưa vào hoạt động các dự án điện tái tạo
Cụ thể trong ngày 6/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 517/CĐ-TTg về việc thực hiện các giải pháp đảm bảo điện cung ứng trong mùa nóng năm nay và thời gian tới.
Tại Công điện này, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương nhanh chóng xử lý các dự án điện gió và điện mặt trời đã được thực hiện đầu tư xây dựng nhưng chưa hoàn thành hoặc chưa đủ tiêu chuẩn đưa vào hoạt động. Các dự án thuộc diện mà Công điện số 517/CĐ-TTg nêu rõ, sẽ được đốc thúc để nhanh chóng hoàn thành trong tháng 6 năm nay.
Tình hình điện năng tại Việt Nam
Thời tiết nóng nực của mùa hè đang kéo căng lưới điện của Việt Nam, với hàng nghìn nhà máy buộc phải hạn chế tiêu thụ và chính phủ thực hiện cắt điện theo kế hoạch. Nguyên nhân vì thời tiết nắng nóng kéo dài tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố lưới điện do nhiều thiết bị hoạt động ngoài trời, với công suất lớn dưới nhiệt độ cao. Chưa kể, thời tiết nắng nóng cũng dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năng tăng cao.
Các nhà hoạch định chính sách hiện đang tranh giành để tìm cách tăng cường cung cấp điện, bằng cách nhanh chóng thông qua các dự án năng lượng tái tạo đã hoàn thành hoặc nhập khẩu khí đốt tự nhiên. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện đã ký kết hợp đồng với 40 dự án năng lượng tái tạo đã hoàn thành và thống nhất giá tạm thời tính đến ngày 30 tháng 5.
Khủng hoảng năng lượng toàn cầu do đâu?
Được biết, bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu bắt đầu từ năm 2022 khi cuộc xung đột của Nga và Ukraine, dẫn tới lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây. Điều này đã gây áp lực với nguồn cung nhiên liệu, khí đốt và năng lượng trên toàn thế giới.
Chưa kể vào ngày 5/6 vừa rồi, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố không gia hạn các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trước tình hình giá năng lượng tăng vọt. Trước quyết định trên và bối cảnh hiện tại, việc các nước Châu Á, bao gồm Việt Nam tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo là điều dễ hiểu.
Tuy vậy, để góp phần giải quyết khủng hoảng năng lượng Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, bạn có thể bắt đầu từ những thói quen ý thức thường ngày trong lối sống của mình.
1 người hành động sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người cùng hành động. Đó là cách con người tác động lên hành tinh của chính mình!