Theo báo cáo của IDC, thị trường smartphone năm 2020 đã chứng kiến sự sụt giảm 5,9% doanh thu so với năm trước. Đây là một điều không quá bất ngờ, khi mà tình hình dịch bệnh phức tạp trong năm vừa qua đã phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu sắm mới smartphone của người dùng trên toàn thế giới.
Mặc dù thị trường đã phần nào phục hồi trong những tháng cuối năm, rất khó để các ông lớn smartphone tìm lại được “ánh hào quang” xưa. Thế nhưng, hãng điện thoại vivo là một ngoại lệ tích cực. Số liệu báo cáo của IDC cho thấy số lượng điện thoại vivo bán ra vượt mức 110 triệu chiếc trong năm 2020, giúp hãng chiếm 8,6 thị trường toàn cầu. vivo còn là một trong số những hãng điện thoại hiếm hoi duy trì được mức tăng trưởng hàng năm.
Đường đua dài hơi
Một trong những thay đổi quan trọng nhất đối với vivo trong năm 2020 là tiếp nối việc xây dựng một đường đua mang tính “dài hơi” nhằm nâng cấp công nghệ cho các sản phẩm của hãng. Những công nghệ tiên tiến nhất đã được vivo phát triển và áp dụng vào các dòng sản phẩm một cách nhanh chóng.
Nằm trong Top 5 thương hiệu smartphone toàn cầu, vivo là một trong số ít những công ty điện thoại có năng lực tự sản xuất và tự nghiên cứu chế tạo. Với 9 trung tâm R&D (Nghiên cứu và Phát triển) trên toàn thế giới, vivo có khả năng sản xuất và tạo ra gần 200 triệu sản phẩm mỗi năm. Khả năng sản xuất độc lập cũng cho phép vivo không phụ thuộc vào bên thứ ba và bị bất ngờ trước sự gián đoạn trong các khâu cung ứng linh kiện, sản xuất và bán hàng trước tình hình leo thang nhanh chóng của đại dịch.
Năng lực sản xuất và khả năng tự chủ cũng cho phép vivo duy trì tốc độ ra mắt sản phẩm đón đầu công nghệ mạng 5G. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi mạng 5G được đưa vào khai thác tại một số quốc gia, vivo đã ra mắt hơn 20 mẫu sản phẩm điện thoại tương thích với 5G ở các phân khúc giá khác nhau, qua đó đáp ứng được nhu cầu của người dùng ở các phân khúc thị trường khác nhau.
Trong năm 2020 vivo đã mở rộng thị trường tới hơn 40 quốc gia và khu vực, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường, tạo ra xu hướng. Vào tháng 10 vừa qua, vivo chính thức đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa bằng màn “chào sân” tại sáu quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha và Anh. Tại sự kiện này, vivo cũng đã công bố quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA, cũng như đóng vai trò “Smartphone Toàn Cầu của Giải Vô địch Bóng đá Châu Âu UEFA EURO” 2020 (tổ chức vào năm 2021) và 2024.
“Trung tâm R&D của chúng tôi quy tụ hơn 10.500 chuyên gia nhằm tham gia nghiên cứu và phát triển smartphone cũng như các thiết bị tương thích, từ thiết kế sản phẩm, phần mềm, chức năng chụp ảnh, đến Internet di động, trí tuệ nhân tạo, cũng như các công nghệ khác,” ông Denny Deng, Phó Chủ tịch vivo kiêm Chủ tịch Kinh doanh vivo Châu Âu nhấn mạnh và chia sẻ thêm.
Ông Shi Yujian – Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ của vivo, đã tóm tắt lại ba yếu tố giúp quá trình toàn cầu hóa của hãng diễn ra thành công và suôn sẻ. Thứ nhất, vivo luôn nỗ lực đưa quá trình toàn cầu hóa đi theo đúng hướng; thứ hai, trải nghiệm “địa phương nhiều hơn, toàn cầu hơn” được sử dụng như một định hướng chiến lược để giúp vivo mở rộng thị trường toàn cầu; và cuối cùng các trung tâm R&D toàn cầu liên tục đào tạo và chiêu mộ những tài năng xuất sắc, từ đó tạo ra nhiều đổi mới trong công nghệ hình ảnh, AI, thiết kế sản phẩm và 5G.
Tại Việt Nam, có thể nói năm 2020 tuy là thử thách lớn với nhiều hãng smartphone nhưng lại là cơ hội cho nhiều thương hiệu khác, trong đó có vivo. Với nhiều sản phẩm tạo được thành công nổi bật như smartphone tầm trung thời thượng V20 thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới trẻ, vivo còn chứng minh được bước đột phá lớn về công nghệ khi đưa dòng flagship cao cấp X50 series về Việt Nam. Với nhiều công nghệ nổi bật về tính năng, thiết kế, camera chụp ảnh không thua kém máy ảnh chuyên nghiệp,… đã gây được sự bất ngờ lớn từ phía những người ưa chuộng smartphone tại Việt Nam.